Bạn đã chuẩn bị gì khi sắp bước vào ngưỡng cửa đại học? - Trung Tâm Gia Sư Dạy Kèm Tại Nhà TP HCM

Bạn đã chuẩn bị gì khi sắp bước vào ngưỡng cửa đại học?

Bước vào tháng 6 – là tháng mọi học sinh khác bước vào thời gian nghỉ hè, là lúc có thể đi chơi, nghỉ ngơi sau khoảng thời gian dài học tập. Thế nhưng đối với học sinh chuẩn bị bước vào môi trường mới – môi trường Đại học, Cao Đẳng thì đây là khoảng thời gian đầy áp lực nhưng cũng rất quan trọng trong cột mốc thời học sinh của mình.

Giữ vững tinh thần thoải mái

Bước vào cánh cửa Đại học luôn là mối quan tâm và lo lắng không chỉ riêng đối với thí sinh mà còn có những bậc phụ huynh âm thầm bên cạnh động viên cho con mình. Và để có kết quả thật tốt, các sĩ tử cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là một số lưu ý có thể sẽ giúp ích cho các bạn trong kì thi sắp tới:

Lịch thi và các quy chế thi

Như Bộ GD&ĐT đã thông báo, Bộ sẽ tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH).

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT; thí sinh GDTX có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

Lịch thi THPT Quốc gia 2017

Năm 2017 Bộ giáo dục có điều chỉnh mới cho thi THPT quốc gia và xét Đại học Cao đẳng năm 2017 như khi làm hồ sơ thi THPT quốc gia phải chọn luôn nguyện vọng, thay đổi hình thức thi cũng như xét tuyển các nguyên vọng. 6 Bước đơn giản là hiểu toàn bộ quy trình

Bước 1: Học sinh làm hồ sơ dự thi THPT quốc gia và xét ĐH

1.Đăng ký chọn thi những bài thi nào. Năm nay mỗi thí sinh được chọn tối đa 5 bài thi (Toán, Văn, Ngoại ngữ, KHTN,KHXN), tùy theo nhu cầu học sinh sẽ phải chọn số bài thi hoặc môn tương ứng

2.Học sinh làm hồ sơ từ 1/4 đến hết ngày 20/04

3.Năm 2017 học sinh phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học cùng với làm hồ sơ thi THPTQG 2017

4.Thí sinh không bị giới hạn nguyện vọng khi xét tuyển

Bước 2: Tham gia thi THPT quốc gia (Ngày 22, 23,24 tháng 6)

Bài thi Toán: Trắc nghiệm 90 phút (50 câu)

Bài thi Ngữ văn: Tự luận 120 phút;

Bài thi Ngoại ngữ: Trắc nghiệm 60 phút (50 câu)

Các bài thi Khoa học Tự nhiên: 150 phút – 120 câu

Khoa học Xã hội: Trắc nghiệm 150 phút mỗi bài (120 câu)

Bước 3: Công bố điểm thi THPT QG và cấp chứng nhận kết quả thi

Theo lịch công tác Bộ GD thì 7/ 7/2017 sẽ công bố điểm thi

Ngày 17/07/2017 sẽ gửi giấy công nhận kết quả thi THPTQG 2017

Đối với thí sinh chỉ mục đích xét công nhận tốt nghiệp thì đến bước 3 là hoàn thiện quá trình thi THPT quốc gia 2017.

Đối với thí sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học thì tiếp tục các bước tiếp theo

Bước 4: Xét tuyển ĐH, Cao đẳng

Theo đó học sinh cần theo dõi điểm đầu vào các trường, điểm của mình để xem xét để quyết định có điều chỉnh nguyện vọng của mình hay không. Theo quy định Trước 15/07 các trường công bố điểm đầu vào xét tuyển.

Trước khi các trường xét tuyển từ Từ 15/07 học sinh được điều chỉnh nguyện vọng duy nhất 1 lần theo một trong hai cách: Cách 1 tới 21/07 (trên mạng) hoặc tới 23/07 (viết trên giấy nộp tại nơi ĐKDT)

Bước 5: Xét tuyển đợt 1

Trước 17h ngày 1/8/2017, các trường ĐH, CĐ công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 tức là đồng nghĩa với việc học sinh sẽ biết điểm chuẩn 2017 cũng như biết mình trúng tuyển vào ngành và trường nào hay đã trượt.

Trường hợp nếu học sinh trúng tuyển thì ngay lập tức cần nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản chính và không được xét các đợt xét tuyển tiếp theo Trước  17h00 ngày 07/8/2017 (theo dấu bưu điện nếu nộp qua bưu điện)

Bước 6: Xét tuyển các đợt bổ sung

Từ 13/08 các trường thiểu chỉ tiêu bắt đầu xét tuyển các đợt bổ sung.

Kinh nghiệm để đạt kết quả tốt

Trước hết các bạn cần phải xác đinh rõ nguyện vọng chính của bạn là gì? Đừng nên chạy theo tên tuổi các trường mà xem ngành mình học trường đó đào tạo như thế nào, đó mới là vấn đề thúc đẩy các bạn sau này khi vào trường.

Trước khi đi thi các bạn cần xem xét kỹ địa điểm thi ở đâu

Trước ngày thi, các bạn cần rà soát lại một loại hệ thống kiến thức 1,2 ngày trước hôm thi. Đừng nên tập trung ôn luyện cho đến khi đến cửa phòng thi . Nó sẽ làm cho các bạn căng thẳng ,đầu óc rơi vào trạng thái trống rỗng dẫn tới mất bình tĩnh hoảng sợ. một số bạn có thể đột quỵ do áp lực tâm lý. 1-2 ngày cuối bạn có thể giải trí nhẹ nhàng như đi chơi, nghe nhạc, xem tivi…

Tâm lý vào phòng thi: đây là vấn đề khá quan trọng thường có 30 -60 phút trước khi phát đề thi các bạn nên đến sớm một chút để tránh tắc đường khi vào phòng thi. Đến phòng thi sớm để làm quen với phòng thi giao lưu với các bạn khác để bớt căng thẳng.

Khi ôn thi những ngày cuối cùng, cần chú ý :

  • Ở nhà:

Có kế hoạch cho 7 ngày cuối cùng. Dứt khoát phải có kế hoạch.Có thể nhờ người thân nhắc nhỡ mình dậy học đúng giờ. Dán kế hoạch ở nơi dễ nhìn nhất, ở nơi mình thường có mặt nhất.Từng buổi học nên ít nhất là 2 môn, đan xen nhau chứ không dồn lực hết trọn buổi cho một môn.

Biết tự kiểm tra lại mình sau mỗi bài, mỗi chương. Những môn có bài tập thực hành thì phải có lượng thời gian tự làm bài tập.Không dấu dốt, sẵn sàng hỏi thầy, bạn, anh, chị, bố, mẹ hoặc những người có khả năng và uy tín trong lĩnh vực cần hỏi.Không tự ý cắt xén phần ôn tập theo quy định. Không tự an ũi mình rồi dễ dàng bỏ qua, bỏ sót.

Đã đọc các đề kiểm tra những năm trước chưa. Hãy đọc, hãy giải và làm không dưới 2 lần các đề gần đây 3 năm.

Phải chú ý các lý thuyết, các kiến thức kinh điển, không có lý thuyết không thể giải bài tập.

Ăn uống điều độ, đủ chất bổ. Không dùng các chất kích thích.

Nắm vững thông tin liên lạc với bạn bè và thầy cô.

Quản lý thời gian hợp lí trước kì thi

  • Chuẩn bị trước mỗi buổi thi:

Có 2 cái bút cùng màu, đầy mực. Dùng bút bi. Tránh dùng bút máy. Có thước kẻ, ê ke, compa, viết chì, tẩy.

Không dùng bút xoá.

Không dùng mực màu sáng.

Máy tính phải thay pin mới. Không mượn máy tính lạ, chưa quen sử dụng. Chú ý các Mod đang có của máy tính (độ, Rad). Chú ý nghiệm thực hay ảo trên máy tính. Bấm máy tính có thể bị nhầm nên phải kiểm tra lại.

Cách ngày thi 3 ngày thì không thức khuya nữa.

Xác định tinh thần thi là phải đậu.

Mang đủ các giấy tờ cần thiết: thẻ học sinh, piếu dự thi … để đúng nơi quy định.

Dự trù phương án trời mưa khi đi thi.

Nếu quên giấy tờ thì cứ thi, sẽ làm cam kết tại Hội đồng thi, đừng chạy vội về nhà.

Có mặt đúng quy định không sớm quá và không được muộn. Có đồng hồ đeo tay.

Không mang theo điện thoại di động.

Dụng cụ mang vào phòng thi

  • Trong khi thi:

Dò lại họ, tên, ngày sinh, năm sinh, điểm khuyến khích, xếp loại HL và HK trong phiếu ghi danh ghi điểm. Báo ngay nếu có sai sót.Xem kỹ trong ngăn bàn, chung quanh chỗ ngồi của mình xem có tài liệu không.

Khi nhận giấy thi, phải ĐIỀN NGAY SBD và khi nhận đề thi phải ĐIỀN NGAY MÃ ĐỀ

Đọc kỹ đề thi. Có chiến lược cái gì làm trước, làm sau. Tự tin và quyết đoán.

Không được phép bỏ sót câu hỏi cần làm của bài thi.

Câu nào có liên quan câu sau thì phải kiểm tra lại trước khi làm tiếp.

Biết lấy lại bình tĩnh khi run sợ và hồi hộp.

Không được và không nên ghi: “xem tiếp”, “còn nữa”

Nên đáp số và kết luận sau mỗi câu nhỏ.

Không trao đổi và không trông chờ sự giúp đỡ trong phòng thi.

Biết dừng bài đúng lúc để dò lại phần làm được.

Không bôi đen phần bỏ đi. Không đóng khung hay chú thích cái gì lạ.

Nộp bài, ký tên đúng quy định, nhận lại thẻ HS và phiếu dự thi. Chú ý các lời dặn của Hội đồng thi.

Không nộp bài sớm. Không tự ý kết thúc bài làm khi còn dư giờ. Dò lại bài làm nhiều lần.

Sau mỗi buổi thi nên về nhà, ăn uống, tắm rửa để đầy đủ sức khoẻ và tinh thần cho buổi thi mới.

Không bi quan, bỏ cuộc vì một môn nào đó thất bại.

Add your comment

Kiến Thức Hệ Thống

Kiến Thức Hệ Thống

Học Dễ - Hiểu Nhanh

Học Dễ - Hiểu Nhanh

Dịch Vụ Chất Lượng

Dịch Vụ Chất Lượng
Contact Me on Zalo