Lý thuyết Sinh học chiếm 60- 65% điểm của đề thi môn Sinh. Tuy phần lý thuyết chỉ cần học thuộc nhưng rất nhiều bạn nhầm lẫn ở phần này vì lượng kiến thức lớn và câu hỏi trong đề thi rất hay bẫy học sinh. Cùng xem ngay lời khuyên của các thầy để đối phó với phần này nhé.
Dạng 1: Dạng câu bẫy đơn giản.
- Tìm phương án đúng
- Tìm phương án sai
- Đếm số khẳng định đúng
- Đếm số khẳng định sai
Học sinh cần đọc kỹ yêu cầu, đặc biệt sự xuất hiện của từ phủ định. Điều kiện cần để giải được là bạn phải có kiến thức => phân tích từng phương án => chọn đáp án
Dạng 2. Bẫy tinh vi
- Thay đổi số liệu, thông tin (tiểu tiết)
- 1 loạt thông tin đúng chỉ có 1 tiêu tiết sai
Giải pháp: Đọc kỹ đề => Phân tích đề
VD: Trong các khẳng định sau về cấu trúc NST, khẳng định chính xác là?
A, Mỗi NST có tâm động là nơi bám của tơ vô sắc trong phân bào
B, Mỗi Nucleosome dài có 1 đoạn ADN dài 15-85 cặp bazo cuộn quanh khối 8 protein histon
C, Đường kính của sợi cơ bản là 11 nm, của sợi siêu soắn là 30nm
D, Khi NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi quang học nó có dang NST đơn, có tâm động liên kết với tơ vô sắc
Đây là dạng câu hỏi trong một đáp án chứa nhiều thông tin, và những đáp án sai chỉ sai ở một tiểu tiết nhỏ. Cụ thể:
A.Đúng
B.Sai ở 15-85 cặp bazo
C.Sai ở sợi siêu soắn dài 30nm, đúng phải là 300nm
D.Trạng thái đúng phải là trạng thái NST kép, không phải trạng thái NST đơn.
Thầy Nguyễn Thành Công
Dạng 3. Bẫy tinh vi: Dùng kiến thức đúng nhưng không phải trọng tâm câu hỏi để gây nhiễu
VD:Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là NST, giải thích nào là không chính xác?
- NST là cấu trúc có chứa ADN trong đó có chưa các gen chi phối tính trạng
- NST mang vật chất di truyền, có thể truyền cho thế hệ sau
- NCS có thể quan sát rõ nhất ở kỳ giữa phân bào nhờ kính hiển vi quang học
- NST mang thông tin quy định các đặc điểm cơ thể và có thể truyền cho đời sau
Cả 4 đáp án đều đúng, nhưng C là đáp án chẳng liên quan gì đến câu hỏi => C sai
Dạng 4. Nhầm lẫn về kiến thức thường gặp
Kiến thức lý thuyết không khó nhưng dễ gây nhầm lẫn. Học sinh cần nắm chắc để tránh nhầm lẫn và mất điểm oan. Dưới đây là một số ví dụ:
- Nguyên liệu để tự sao có rất nhiều bạn nhần lẫn rằng chỉ có 4 nu là: A, T, G, X. Thực chất có tổng cộng 8 loại đơn phân tham gia quá trình tự sao bao gồm cả rN: rA, rU, rG, rX.
=> có bao nhiêu loại đơn phân cấu tạo axit nucleic (ADN,ARN)?
Đáp án là 8 loại như trên: A, T, G, X và rA, rU, rG, rX
- Dịch mã có nguyên tắc bổ sung: Anticodon và codon
- Điều hòa biểu hiện gen:
- Gen điều hòa KHÁC vùng điều hòa. 2 khái niệm này rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Nên nhớ gen điều hòa tạo ra sản phẩm protein điều hòa, gen điều hòa không nằm trong operon.
Lời khuyên từ thầy Đinh Đức Hiền
Lý thuyết trong một Sinh học tập chung chủ yếu trong 4 chuyên đề:
- Cơ sở vật chất di truyền biến dị
- Ứng dụng di truyền, di truyền học người, di truyền quần thể
- Tiến hóa
- Sinh thái
Thầy Đinh Đức Hiền
Sai lầm khi học lý thuyết môn Sinh
Sai lầm trong thái độ học:
Thiếu tập trung: theo thầy Đinh Đức Hiền thì “bạn học giỏi hay kém một môn điều đó không phản ánh được năng lực của bạn mà phản ánh thái độ của bạn với từng môn học đó”. Trước hết, muốn đạt điểm cao môn Sinh bạn phải chủ động, tập trung tinh thần khi học. Có như vậy thì kiến thức mới không đi từ tai này sang tai khác.
Sai lầm trong cách học:
- Không chú trọng học trong SGK:
- Kết luận SGK (đóng khung) đây chính là phần kiến thức cốt lõi sau mỗi bài học
- Câu hỏi SGK: Chỉ cần trả lời được các câu hỏi trong SGK có nghĩa là bạn đã hiểu được bản chất của môn Sinh học
- Sơ đồ, hình vẽ SGK: Đây chính là phần khái quát, hệ thống thông tin cho bạn bằng một cách dễ hiểu nhất
- Ví dụ trong SGK: trong SGK các ví dụ được dùng đều là ví dụ kinh điển mà các đề thi rất hay sử dụng làm câu hỏi. Vì vậy bạn cần hiểu và phân tích được các ví dụ trong SGK.
- Lười ghi chép:
Rất nhiều bạn khi học cả online và offline rất lười ghi chép mà chỉ nghe bài giảng, đọc tài liệu đơn thuần. Ghi chép chính là phương thức biến kiến thức của thầy cô thành của mình theo cách đơn giản nhất.
Tối ưu hóa cách học như thế nào?
1. Rà soát lại kiến thức, hệ thống hóa kiến thức bằng mind map. Tùy thuộc vào nhu cầu và cách học bạn có thể hệ thống theo từng chương, từng chuyên đề hoặc cụ thể theo từng bài đơn lẻ.
Ưu điểm khi sử dụng mind map: Tổng quát, hệ thống được kiến thức một cách logic và dễ nhớ.
Nhược điểm: Nếu trong 1 mind map có nhiều nhánh thì dễ khiến học sinh cảm thấy phức tạp, khó học, không nhớ được kiến thức một cách chi tiết.
2.So sánh các lý thuyết để tìm ra điểm giống và điểm khác
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy rằng có quy luật phân li và quy luật phân li độc lập thì có liên kết, có đột biến gen thì có đột biến NST, có liên kết hoàn toàn thì liên kết không hoàn toàn…Hãy so sánh để biết phần này giống và khác phần kia ở điểm nào. Đó chính là cách học lý thuyết hiệu quả giúp bạn nhớ lâu và nhớ sâu bản chất kiến thức
3.Phân tích
Không phải nội dung nào cũng so sánh được vì chúng là những kiến thức độc lập, khi đó ta cần phân tích: Ta có thể phân tích hình vẽ, sơ đồ, ví dụ trong SGK, sách bài tập cơ bản và nâng cao.