1. Về tác phong sư phạm:
- Bạn phải ăn mặc gọn gàng, đứng đắn để tạo vẻ bề ngoài dễ gần và tạo cho mình sự tự tin. Học trò luôn thích những gia sư dễ coi ngồi cạnh kèm cặp, chứ có gương mặt bùi bụi, bẩn bẩn, luôn cau có, khó đăm đăm tóc lại nhuộm xanh đỏ sẽ làm cho chúng thấy khó chịu.
- Khi nói chuyện với phụ huynh phải có tác phong nghiệm túc, khi được hỏi thì phải trả lời tự tin, rõ ràng, không được lý nhí trong miệng.
- Khi đi nhận lớp, tuyệt đối không hỏi phụ huynh là “ bây giờ cháu phải dạy như thế nào”; “dạy lại từ đầu hay dạy tiếp chương trình” nói chung là những câu hỏi đại loại như vậy gia đình sẽ đánh giá bạn là người vừa không có kiến thức vừa không có kỹ năng sư phạm vì nếu đã biết dạy như thế nào thì học còn thuê bạn về làm gì?
- Hãy lên góc học tập của học sinh, tự mình thu xếp sách vở gọn gàng và hướng dẫn cho học sinh cách thu xếp đó. Nhất là trước mặt phụ huynh thì điều này càng có ý nghĩa. Thậm chí bạn có thể quát mắng học sinh trước mặt phụ huynh khi chúng vẫn bừa bộn vào lần sau.
2. Trong buổi đầu đi dạy:
- Kinh nghiệm làm gia sư buổi đầu tiên là vô cùng quan trọng, nó như chìa khóa mở rộng lòng tin của học sinh cũng như các bậc phụ huynh vậy. Trong buổi đầu tiên này, kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn:
- Nên trao đổi với phụ huynh và học sinh về phương pháp giảng dạy, trọng tâm của khóa học, xác định rõ được mục tiêu phấn đấu và kết quả đạt được trong tương lai.
- Nên có một bài test ngắn dành cho học sinh để nắm bắt được trình độ, ưu nhược điểm của học sinh để định hướng phương pháp giảng dạy cũng như soạn giáo án cho phù hợp.
- Nên dành 10-15’ trong buổi đầu tiên để bạn làm quen, lắng nghe và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của học sinh. Kinh nghiệm làm gia sư khuyên bạn, ngoài việc trở thành một người thầy, bạn cũng nên trở thành một người bạn của học trò mình.
3. Tạo cảm giác thoải mái cho học sinh
- Gia sư đi dạy cũng phải hiểu rằng, tuy mình đang là người thầy nhưng nhiều khi chỉ là một người thầy bằng giấy, vì đối tượng học trò của mình không giống như các học trò và thầy giáo trong các nhà trường phổ thông để bạn có thể mắng mỏ, quát nạt chúng. Nhiều khi chúng là những đứa vừa dốt, vừa láo, vừa nghịch ngợm, con nhà giàu có nên nhiều lúc gia sư còn đóng vai trò là người giữ trẻ. Bố mẹ chúng thường chẳng có thời gian để kiểm tra xem gia sư làm thế nào, mà mọi thông tin tốt hay xấu về gia sư, cần thêm hay bớt buổi dạy, cho gia sư dạy tiếp hay nghỉ luôn…, thường thông qua đứa con yêu quý của mình. Do vậy, gia sư phải hiểu được tâm lí học trò, gần gũi, hoà đồng với học trò để tạo thiện cảm. Cần phải có thêm những tri thức thật chắc chắn về một lĩnh vực nào đó mà học trò đang quan tâm để chúng nể, chúng thấy mình rất “siêu”. Phải biết kể chuyện lẫn vào các bài học và vài buổi dạy đầu tiên có thể dành ít phút nán lại chơi cờ, chơi điện tử, chời tú lơ khơ… với chúng, nếu chúng muốn. Khi học trò đã có thiện cảm với mình, gia sư mới có thể yên tâm là có lúc mình quát mắng chúng cũng sẽ ngồi yên chịu trận mà không phản ứng lại.
4. Về phương pháp dạy:
Học sinh có rất nhiều dạng : tuỳ theo từng trường hợp cụ thề mà bạn phải có phướng pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng học sinh không được rập khuôn phương pháp dạy mà phải linh động và khéo léo.
- Những học sinh khá nhanh nhẹn thích tự chủ trong việc học các bạn chỉ cần hướng dẫn phương pháp và cho tự làm bài tập bạn chỉ cần giám sát hướng dẫn cho học sinh những chỗ chúng chưa hiểu để chúng tự hoàn thành bài tập mà bạn giao.Tuy nhiên bạn cần phải kiểm tra kỹ vì những dạng học sinh này nhanh nhẹn những hay cầu thả vì vậy khả năng sai sót của chúng rất cao cần phải uốn nắng nhanh nhưng chính xác.
- Dạng học sinh khác lười động não chỉ muốn gia sư giảng giải chi tiết mặc dù những vấn đề đó xưa như trái đất tự chúng cũng có thể nghĩ ra dạng học sinh này dạy rất mệt nhưng bạn cần kiên nhẫn dạy thật chi tiết tránh việc la mắng chúng vì làm như vậy chúng sẽ đánh giá bạn dạy không nhiệt tình và sẽ báo lại với phụ huynh làm ảnh hưởng đến uy tín của bạn.
- Dạng học sinh khác do trí não chậm phát triển dạng này dạy rất mệt đôi khi phát cáu với chúng vì có một vấn đề mà nói đi nói lại mà chúng vẫn không hiểu và không biết ứng dụng lý thuyết mà bạn giảng để làm bài tập, khi đã làm được dạng bài tập mà bạn cho bạn chỉ cần thay đổi một chi tiết nhỏ thì chúng sẽ không biết làm và sẽ đi hỏi bạn phải giảng lại từ đầu. Dạng học sinh này học trước quên sau. Tuy nhiên các bạn phải hiểu và thông cảm vì mọi người sinh ra không ai muốn mình và con em mình như thế cả ai cũng muốn mình và con em mình giỏi giang hơn người khác.Tuy nhiên không phải ai cũng có những điều mình mong muốn. Bạn phải thật sự kiên nhẫn và bình tĩnh dạng này khi dạy chúng bạn chỉ cần dạy lại kiến thức mà chúng đã học trên trường,cho chúng làm lại những bài tập trên trường và cho các em làm những bài tập tương tự như những bài tập mà giáo viên ở trường đã cho các em làm là đủ. Phải cho các em làm đi làm lại các dạng bài tập đó vì “mưa dầm thấm đất” các em sẽ nhớ và sẽ ứng dụng làm được những bài tập căn bản để làm bài thi và kiểm tra. Bạn cần khéo léo động viên, chỉ cho các em thấy được ý nghĩa của câu “cần cù bù thông minh”. Khi các em đã ham học thì việc học của các em sẽ được cải thiện.
Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng các bạn gia sư sẽ có những bước khởi đầu thật thuận lợi khi làm gia s.Thông qua những kinh nghiệm làm gia sư này, chúng tôi mong bạn ngày càng hoàn thiện mình để trở thành một gia sư giỏi không chỉ về kiến thức mà còn về kỹ năng.
Với trung tâm gia sư uy tín và chất lượng dạy kèm tại nhà, chúng tôi đảm bảo bạn sẽ hài hòng...
Gia Sư Chia Sẽ Kinh Nghiệm